Liệu uốn tóc có hại không? Với các chị em, việc uốn tóc giúp cho mái tóc bồng bềnh, quyến rũ, đồng thời giúp chị em thay đổi ngoại hình một cách hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều chị em còn đang băn khoăn không biết liệu việc uốn tóc có gây hại gì không. Cùng các chuyên gia của Wella giải đáp thắc mắc cùng một số điều cần biết trước khi uốn tóc?
Uốn tóc có tốt không
Mục Lục
1. Uốn tóc là như thế nào?
Uốn tóc là giải pháp tối ưu cho các bạn muốn sở hữu mái tóc xoăn đẹp hoàn hảo mà không phải sử dụng máy uốn hàng ngày. Phương pháp điều trị hóa học bằng thuốc uốn tóc làm tăng lượng liên kết trong mỗi sợi tóc, để tóc có khả năng giữ nếp xoăn tốt hơn.
Tùy vào độ mọc tóc của bạn mà tóc uốn có thể giữ nếp đến tận 6 tháng. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến cách dưỡng tóc như sử dụng mặt nạ dưỡng tóc, sử dụng dầu gội chuyên dụng cho tóc uốn… để giảm tình trạng khô xơ, hư tổn.
Uốn tóc là như thế nào?
2. Uốn tóc có hại không?
Uốn tóc là cách giúp cho mái tóc của bạn trở nên bồng bềnh, quyến rũ. Tuy nhiên, để có kiểu tóc uốn đẹp, nếu áp dụng thường xuyên và không chăm sóc đúng cách, các nàng phải đối diện với nhiều hư tổn không đáng có trên mái tóc, có thể kể đến như:
2.1. Tóc gãy rụng
Nguyên tắc cơ bản của tóc uốn chính là lấy đi hết độ ẩm trong tóc, để tóc có thể theo nếp mới. Để thực hiện được điều này thì thợ làm tóc cần sử dụng rất nhiều chất hóa học và nhiệt độ.
Chính bởi vậy mà sau khi uốn tóc được vài ngày, bạn đưa tay hoặc lược chải tóc thì khả năng cao là tóc sẽ bị gãy rụng.
[HỎI ĐÁP] Uốn tóc mất bao lâu thời gian, có lâu hay không?
2.2. Hói đầu, trụi tóc
Hói đầu là điều mà bất kỳ cô gái nào cũng lo sợ, thường thì điều này do tóc uốn ít khi xảy ra ở phần ngôi tóc.
Việc bạn uốn tóc trong thời gian dài và thực hiện liên tục là nguyên nhân hàng đầu gây ra hói đầu và trụi tóc. Tóc mới không thể mọc ra đủ nhanh để thay thế tóc hư tổn do thuốc gây ra.
2.3. Da đầu bị nhiễm trùng
Như đã trình bày uốn tóc có hại không, việc uốn tóc có thể khiến các lỗ chân lông mở ra và nhạy cảm với tác động bên ngoài. Chính vì vậy mà nếu không may, da đầu có thể bị nhiễm trùng hoặc tổn thương da đầu ngay khi vừa uốn tóc. Điều này sẽ gây ngứa, lên mụn trên da đầu dẫn đến bị viêm.
Da đầu bị nhiễm trùng
2.4. Tóc bị chẻ ngọn
Ảnh hưởng của thuốc uốn tóc sẽ tác dụng tới chân tóc trước tiên. Tuy nhiên, theo thời gian, bất kỳ hư tổn nào xuất phát từ chân tóc cũng sẽ đi đến ngọn tóc, lúc này, nhọn tóc sẽ bị yếu đi và gây ra chẻ ngọn.
2.5. Gây u xơ tử cung
Tuy rằng, có rất ít những nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ giữa u xơ tử cung và việc uốn tóc. Tuy nhiên, đây cũng là một rủi ro bạn cần cân nhắc với các cô nàng thường xuyên uốn tóc.
2.6. Thuốc uốn tóc gây bỏng rát ở da đầu hoặc mang tai
Trong thuốc uốn tóc có nhiều chất hóa học trong đó có nhiều chất không hề tốt với da. Mặc dù làn da của bạn cực kỳ khỏe mạnh, nhưng nếu không được phân tán tốt hoặc hóa chất để trên da quá lâu thì sẽ dẫn đến tình trạng bỏng hóa học.
2.7. Tóc rối và xù hơn bình thường
Việc tóc bị xù và rối có thể là do tự nhiên, nhưng nếu rối xù hơn bình thường thì bạn cần phải chăm sóc một cách kỹ càng.
Bởi lẽ, các chất hóa học trong thuốc uốn tóc gây ra hư tổn cho tóc, khiến tóc bị chẻ ngọn và rối xù lên.
Tóc rối và xù hơn bình thường
2.8. Mất cân bằng nội tiết tố
Hiện tại, chưa có nhiều nghiên cứu về việc uốn tóc có hại không hay có ảnh hưởng thế nào tới sự sản sinh hormone.
Tuy nhiên, việc uốn tóc có khả năng cao gây khiếm khuyết trong sinh sản đến phụ nữ mang thai. Vì thế mà bạn nên cân nhắc việc uốn tóc khi đang trong thời gian thai kỳ.
3. Có nên uốn tóc hay không?
“Liệu có nên uốn tóc hay không?” là thắc mắc được rất nhiều chị em quan tâm. Để trả lời cho câu hỏi này thì bạn cần chú ý đến một số vấn đề dưới đây:
3.1. Có phải tóc của bạn dễ bị chìm trong nước không?
Để có thể trả lời cho câu hỏi này, bạn hãy lấy một sợi tóc, cuộn tròn lại và thả vào cốc nước. Nếu tóc của bạn dễ bị chìm trong nước thì đây không phải là thời điểm thích hợp để uốn tóc.
Vì khi tóc chìm chứng tỏ tóc đã bị xốp, dễ thấm nước và nhanh chìm xuống đáy cốc, còn tóc khỏe sẽ nổi lên trên bề mặt lâu hơn.
3.2. Tóc bạn co giãn tốt hay không?
Không chỉ giải đáp uốn tóc có hại không, để biết được độ co giãn của tóc mình thì bạn có thể thử bằng cách lấy một vài sợi tóc, làm ướt chúng sau đó kéo dài ra.
Nếu tóc của bạn có thể kéo dài ra và sau đó trở lại kích thước ban đầu thì chứng tỏ tóc khỏe, đủ protein và độ ẩm tốt, lúc này bạn hoàn toàn có thể uốn tóc.
Còn nếu tóc bạn không thể co giãn, dễ gãy rụng thì bạn nên dưỡng cho tóc chắc khỏe rồi hãy uốn tóc.
3.3. Tóc của bạn thấm hút thế nào?
Tính thấm hút cực kỳ quan trọng khi quyết định có nên uốn tóc không, bởi nếu sơ suất sẽ khiến tóc của bạn bị hư tổn nặng, do nồng độ thuốc không thích hợp dẫn đến thời gian uốn không hợp lý.
Thông thường, thời gian ngấm thuốc uốn tỷ lệ với khả năng thấm hút của sợi tóc. Thời gian ngấm thuốc càng ngắn thì chứng tỏ tóc bạn khỏe và vô cùng thấm hút.
Theo các chuyên gia, thời gian thấm hút tóc phần thành 4 loại: Cực mạnh, tốt, ôn hòa và kém. Nếu thấm hút tốt thì chứng tỏ bạn hợp để uốn tóc.
Có nên uốn tóc hay không?
4. Những điều bạn cần biết trước khi uốn tóc
Trước khi uốn tóc, bạn cần chú ý một số vấn đề về tác hại của uốn tóc dưới đây:
4.1. Uốn và nhuộm tóc phải cách nhau ít nhất 15 ngày
Bạn không nên uốn và nhuộm cùng lúc, tốt nhất nên để cách xa nhau 15 ngày để tóc không bị hư tổn và lên màu không đều. Bạn uốn tóc trước và nhuộm tóc sau, trong thời gian này bạn cần chăm sóc tóc cho thật khỏe.
4.2. Sử dụng dầu gội phù hợp với tóc
Ngoài giải đáp uốn tóc có hại không, thì trước khi uốn, bạn nên sử dụng dầu gội và dầu xả đều đặn. Việc lựa chọn dầu gội hợp với tóc là vô cùng quan trọng. Điều này giúp tóc dễ dàng phục hồi hư tổn và khỏe mạnh.
4.3. Không uốn tóc khi da đầu có vết thương
Ngay cả khi vết trầy xước, vết thương trên da đầu đã khô và bong vẩy thì bạn không nên uốn. Bởi khi uốn tóc, da đầu sẽ phải tiếp xúc với thuốc nhuộm và nhiệt độ cao trong thời gian dài, điều này khiến vết thương khó lành, thậm chí là nặng hơn.
Không uốn tóc khi da đầu có vết thương
4.4. Liệu tóc dày có nên uốn tóc hay không?
Tóc dày chứng tỏ tóc khỏe mạnh, nhưng tóc dày khi uốn sẽ khiến mái tóc của bạn trông dày hơn, bạn có thể thử kiểu gợn sóng dài xoăn hoặc ngắn uốn đuôi cụp. Nếu tóc bạn ít thì nên uốn kiểu xoăn gợn sóng, uốn phồng để trông bồng bềnh hơn.
4.5. Có nên gội đầu sau khi uốn tóc?
Câu trả lời chắc chắn là KHÔNG. Sau khi là tóc, thợ uốn đã gội đầu cho bạn rồi, bởi thế nếu muốn gội đầu tiếp, bạn hãy đợi ít nhất 24 giờ để tóc ngấm thuốc nhuộm và giữ nếp.
Bạn không nên gội đầu hàng ngày vì sẽ khiến tóc nhanh duỗi và khô do đã bị mất đi lượng dầu tự nhiên tiết ra từ da đầu. Tốt nhất bạn nên gội đầu 2-3 lần/tuần.
4.6. Nên sử dụng kem xả đều đặn để tóc nhanh hồi phục
Để đạt hiệu quả tối đa, bạn nên lựa chọn kem xả phù hợp với tóc. Việc sử dụng kem xả đúng và thường xuyên giúp tóc bạn khỏe và suôn mượt. Tuy nhiên, nếu bạn dùng thường xuyên sẽ dẫn đến tóc bị nhả, có thể sinh ra gàu, ngứa.
Sử dụng kem xả đều đặn
5. Giải đáp những thắc mắc liên quan
Bên cạnh thắc mắc uốn tóc có hại không, bạn cũng nên quan tâm đến một số thắc mắc liên quan, có thể kể đến như:
5.1. Uốn tóc nhiều có sao không?
Việc uốn tóc nhiều và thường xuyên sẽ khiến cho mái tóc của bạn bị tổn hại. Bởi khi uốn tóc, nhiệt hoặc hóa chất uốn tóc làm cho cầu nối đisunfua bị lỏng lẻo, tóc uốn theo dạng mới đúng với ý muốn của bạn.
Cầu nối này được tái lập để giữ được hình dạng mới của tóc, đây là tác động thô bạo với sợi tóc, nếu vượt quá sức chịu đựng của tóc sẽ làm cho chúng bị giòn gãy.
Việc lạm dụng thái quá hóa chất, thay đổi kiểu tóc liên tục vừa làm tổn hại đến mái tóc vừa bị dị ứng với hóa chất trong thuốc,
5.2. Uốn tóc có bị rụng không?
Câu trả lời cho câu hỏi chính là CÓ. Nguyên tắc cơ bản của uốn tóc là rút hết độ ẩm trong tóc để tóc vào nếp mới. Những người thợ làm tóc cần sử dụng nhiều các chất hóa học và nhiệt độ.
Chính vì thế mà thường sau khi uốn tóc được vài ngày, khi bạn đưa tay lên tóc vuốt hoặc dùng lược chải qua mái tóc thì có thể bạn sẽ nhìn thấy nhiều sợi tóc bị rụng.
5.3. Tóc uốn duy trì được bao lâu?
Kiểu tóc uốn có thể duy trì được bao lâu? Câu trả lời là bạn có thể duy trì tóc uốn trong khoảng 6 tháng. Điều này tùy thuộc vào tốc độ tóc mọc ra và cách chăm sóc tóc của bạn.
Hầu hết, mọi người cần phải uốn lại 2 lần mỗi năm. Điều quan trọng là dưỡng ẩm cho tóc sau khi uốn, sử dụng dầu dưỡng tóc chuyên sâu và mặt nạ tóc ít nhất mỗi tuần 1 lần để giúp tóc chắc khỏe.
Giải đáp những thắc mắc liên quan
6. Cần chăm sóc tóc uốn như thế nào?
Cho dù bạn có để bất kỳ một kiểu tóc nào thì việc chăm sóc tóc cũng vô cùng quan trọng, đặc biệt là tóc uốn, bởi sau khi uốn, tóc sẽ vô cùng khô, xơ và hư tổn. Theo đó, bạn có thể áp dụng cách chăm sóc tóc dưới đây:
6.1. Sử dụng dầu xả dưỡng tóc và mặt nạ tóc
Quá trình uốn tóc có thể làm cho tóc bị khô, để cẩm ẩm thâm cho tóc thì bạn cần sử dụng dầu xả cho mỗi lần gội. Thêm vào đó, bạn cần dưỡng tóc chuyên sâu hoặc dùng mặt nạ tóc ít nhất 1 lần trong tuần để khóa ẩm và ngăn ngừa hư tổn.
6.2. Cố gắng không sử dụng các dụng cụ tạo kiểu bằng nhiệt
Việc sử dụng máy sấy, máy duỗi tóc và máy uốn tóc có thể khiến tóc hư tổn hơn. Bởi thêm nên sau khi gội, nếu có thể thì bạn nên để tóc khô tự nhiên. Sử dụng một chút gel vuốt tóc để làm nổi bật các lọn tóc quăn và giúp tóc bóng đẹp.
Cần chăm sóc tóc uốn như thế nào?
Trên đây là lời giải đáp của các chuyên gia Wella cho thắc mắc uốn tóc có hại không và một số điều cần biết trước khi uốn tóc. Để được giải đáp các thắc mắc khác hay chỉ đơn giản là sử dụng các dịch vụ của Wella, bạn vui lòng liên hệ đến số hotline của chúng tôi, các nhân viên tư vấn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn bất kỳ lúc nào.
XEM THÊM:
[Review] 5 Cách uốn tóc bằng máy uốn đẹp – 10 sai lầm cần tránh
[Từ A – Z] Cách uốn tóc bằng máy uốn mini – Bạn đã biết chưa?
Bạn đã biết: Cách uốn tóc bằng máy sấy #Siêu dễ #Nhanh tại nhà
[Chia sẻ] #6 Cách cách uốn tóc bằng kẹp càng cua – Đẹp sau vài phút