Nghi lễ búi tóc dân tộc Thái mang rất nhiều ý nghĩa liệu bạn đã biết? Phụ nữ Thái có gia đình thường có một cách phân biệt đơn giản, rõ nét trong cách buộc tóc là búi cao gọn gàng trên đỉnh đầu trông rất lạ và bắt mắt. Ngày này kiểu tóc này được rất nhiều người yêu thích bởi sự gọn gàng, ngoài ra khi ban muốn thay đổi hình ảnh hay hóa thân vào những trang phục và kiểu tóc dân tộc Thái cũng sẽ vô cùng ấn tượng. Vậy cùng tìm hiểu cách dân tộc thái búi tóc trong nội dung bài viết dưới đây.
Kiểu búi tóc của người Thái
1. Búi tóc của người Thái là gì?
Kiểu búi tóc của phụ nữ Thái lên trên đỉnh đầu gọn gàng và cài một chiếc trâm bạc để thể hiện đây là một người phụ nữ đã có gia đình. Là một phong tục truyền thống của người Thái được thực hiện một cách hết sức thiêng liêng trước khi nhà trai đến đón dâu. Người thực hiện việc chải tóc và búi tóc cho cô dâu phải là người có kinh nghiệm, hiểu được các thủ tục, nghi lễ cũng như vấn đề tâm linh. Nghi lễ này được gọi là khứn cẩu đánh dấu một bước ngoặt lớn trong cuộc đời của người phụ nữ.
Có thể thấy rằng kiểu tóc búi đơn giản lên đỉnh đầu mà nhiều người từng búi đối với người Thái đó là cả một phong tục, tập quán và mang ý nghĩa sâu xa đằng sau.
Kiểu búi tóc của phụ nữ Thái
2. Nghi lễ búi tóc dân tộc Thái
Búi tóc cao lên đỉnh đầu của phụ nữ Thái không đơn giản là việc giúp tóc được gọn gàng hay chỉ là phân biệt với những người phụ nữ đã có chồng. Đằng sau đó là cả một thế giới tâm linh, phong tục tập quán truyền thống của dân tộc này.
Người Thái đặc biệt quan trọng mái tóc, họ luôn chăm sóc chúng một cách cẩn thận và tỉ mỉ. Bởi vậy mà họ thường không cắt tóc mà nuôi tóc dài, ngày ngày chải tóc buông xõa để tạo dáng làm duyên.
Nhưng khi kết hôn thì cần phải được búi cao gọn gàng trên đỉnh đầu sau đó cài một chiếc trâm bạc xuyên qua được thực hiện trước khi nhà trai tới đón dâu gọi là tằng cẩu. Nghi lễ này thể hiện sự chung thủy, sắt son, một lòng của người phụ nữ Thái đối với chồng là nét đẹp trong văn hóa từ xa xưa.
Nghi lễ được thực hiện tại nhà gái trước phòng ngủ của cô dâu và trước mặt là các lễ vật sau đó mẹ sẽ thực hiện nghi lễ búi tóc ngược. Khi làm lễ người thực hiện sẽ vừa chải tóc vừa nói theo những câu nghi lễ của dân tộc Thái để mong con cái sau này được hạnh phúc. Sau khi chải xong sẽ thực hiện búi cao gọn gàng trên đỉnh đầu và làm lễ nhận dâu với nhà trai.
Kiểu búi tóc dân tộc Thái này sẽ là kiểu tóc mà người phụ nữ Thái có gia đình sẽ phải búi đến cuối đời, chỉ trong trường hợp chồng qua đời sẽ thả tóc và búi thấp đằng sau biểu thị của người phụ nữ góa chồng. Khi nào chịu xong tang chồng lại tiếp tục búi cao để linh hồn người chồng bảo về, chở che.
Người Thái đặc biệt quan trọng mái tóc
3. Cách búi tóc của người Thái
Búi tóc của người thái ngoài ý nghĩa về mặt phong tục tập quán thì cách thực hiện cũng khá khá đơn giản, dễ thực hiện. Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Chải tóc thật mượt cho vào nếp.
- Bước 2: Dùng chun buộc cố định tóc lên đỉnh đầu.
- Bước 3: Dùng tay xoắn phần tóc lại sau đó búi lên trên đỉnh đầu.
- Bước 4: Dùng trâm bạc cài lên đầu là hoàn thành.
Cách thực hiện khá đơn giản nhưng đối với những người ít búi tóc thì việc búi tóc cao trên đỉnh đầu trong thời gian dài sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu và đau đầu.
Ngoài ra chúng phù hợp với những tạo hình hay trong trang phục dân tộc Thái, còn như bình thường búi tóc kiểu này sẽ là điều lạ.
Cách thực hiện
4. Lưu ý về kiểu búi tóc dân tộc Thái
Dân tộc Thái búi tóc kiểu búi cao trên đỉnh đầu sẽ phù hợp với công việc và cuộc sống của họ trên miền núi, còn thực tế ở đồng bằng, phố thị chúng cũng sẽ mang nhiều điều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày cụ thể như:
- Khi tham gia giao thông ngoài đường không thể đội mũ bảo hiểm.
- Người Thái thường để tóc dài và búi tóc ngược liên tục nên không gội đầu thường xuyên điều này khiến nhiều người cảm giác ngứa ngáy và khó chịu.
- Đặc biệt với phụ nữ Thái đã kết hôn thì phải thực hiện búi tóc ngược búi tóc của người búi tóc của người thái (tằng cẩu) cả đời. Chỉ được thả xuống búi thấp trong thời gian chịu tang chồng chết, sau đó lại tiếp tục búi tóc cao.
- Khi đã tằng cầu thì việc thả tóc xuống sẽ là điều xui bởi vậy khi thả họ cần có những câu niệm để xua đi những điều không may mắn.
- Theo quan niệm của người Thái vào 30 Tết sẽ phải gội đầu với mong muốn là rũ bỏ những điều không may ở năm cũ để chuẩn bị đón một năm mới với nhiều điều may mắn và thuận lợi hơn.
Dân tộc Thái búi tóc kiểu búi cao
Nội dung bài viết trên đây Wella đã chia sẻ và giới thiệu đến bạn kiểu búi tóc dân tộc Thái với những nét đẹp truyền thống văn hóa của con người vùng cao. Hy vọng rằng với những thông tin này bạn lại có thêm những kiến thức về con người và cuộc sống của người Thái.