Tóc giữ một vai trò quan trọng trong việc làm đẹp, mang lại tính thẩm mĩ cho mỗi người. Điều này có thể thấy rõ ràng khi bạn thay đổi kiểu tóc, màu tóc hay đơn giản là kiểu tóc mái cũng sẽ khiến “lột xác” và trở nên khác biệt. vậy bạn đã bao giờ tìm hiểu về tóc hay đặt ra câu hỏi cấu trúc sợi tóc như thế nào? Vậy hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những bí ẩn đằng sau mái tóc của bạn qua nội dung bài viết dưới đây nhé.
Lý thuyết về cấu trúc sợi tóc
1. Nguồn gốc của tóc
Con người sinh ra đã có tóc, tóc được hình thành từ rất sớm khi còn là bào thai ở trong bụng mỗi người mẹ. vào tuần thứ 22 là khoảng tháng thứ 5 tóc đã bắt đầu được hình thành, lúc này có khoảng 1 triệu nang lông đang phát triển mạnh mẽ.
Ít người biết rằng đây là thời điểm số lượng nang tóc của con người là nhiều nhất bởi sau này khi phát triển và lớn lên thì mang tóc sẽ không tăng lên mà theo thời gian sự lão hóa, già đi của con người các nang tóc còn dần mất đi.
Tóc tồn tại ở dạng sợi dài và mỗi người có những màu tóc khác nhau dựa vào dân tộc nhân chủng học. Như ở Việt Nam thường chủ yếu là tóc đen, tóc nâu,…ở phương tây thường là tóc màu đây cũng là một cách để phân biệt rõ ràng nhất về con người mỗi khu vực, châu lục khác nhau.
Nguồn gốc của tóc
2. Cấu trúc sợi tóc
Theo lý thuyết về cấu trúc sợi tóc chúng bao gồm 2 phần là nang tóc và thân tóc, mỗi phần lại có những tế bào nhỏ riêng biệt. Cụ thể như sau:
Nang tóc
Nang tóc nằm ở lớp biểu bì của da hay được gọi một cách dễ hiểu chính là chân tóc. Chúng có dạng hình phễu, phần đáy phình ra, phần túi này chứa các mạch máu và tế bào thần kinh của cơ thể. Nang tóc được kết dính với da đầu để đưa dưỡng chất, vận chuyển dinh dưỡng đi nuôi tóc. Trong nang có có 2 bộ phận quan trọng là:
- Phình tóc: đây là nơi chứa những mầm tóc ban đầu.
- Nhú bì Biệt hóa tế bào mầm tóc thành sợi tóc hoàn chỉnh.
Thân tóc
Thân tóc được tính từ phần tóc nổi lên trên da đầu đến đuôi tóc và bao gồm 3 bộ phận chính là:
- Lớp tủy nằm ở trong cùng của sợi tóc và chứa các hạt chất béo.
- Lớp giữa là những bó sợi hợp thành, đây là bộ phận quyết định đến màu tóc của mỗi người bởi chúng chứa sắc tố melanin.
- Lớp biểu bì là lớp ngoài cùng của sợi tóc, là các lớp Keratin xếp chồng lên nhau. Bên ngoài lớp biểu bì được bao bọc bởi một lớp màng mỡ bởi vậy mà khi nhìn bằng mắt thường ta thấy tóc luôn bóng mượt và không thấm nước.
Cấu trúc của sợi tóc
3. Các bệnh liên quan tới tóc
Khi nhắc đến các bệnh liên quan đến tóc có thể khẳng định đó chính là tình trạng rụng tóc. Rụng tóc có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau do bệnh lý trong cơ thể, do cách chăm sóc, do thói quen sinh hoạt hay những thay đổi về nội tiết,… Dưới đây là các loại bệnh liên quan tới tóc:
- Rụng tóc không sẹo đây là bệnh về tóc khá phổ biến, các nang tóc không bị phá hủy hoàn toàn do đó chúng có thể tự mọc lại được.
- Rụng tóc có sẹo là các nang tóc bị phá hủy tận gốc không có khả năng tái sinh, mọc lại. Bệnh này được xác định từ các tác nhân gây bệnh như bị u, các bệnh về da do miễn dịch hoặc di truyền, do khuyết tật di truyền, nhiễm vi sinh vật hay các tổn thương từ bỏng, hóa học, lý học hay các chấn thương.
4. Bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho tóc
Tóc cũng được coi là một bộ phận trên cơ thể cần được chăm sóc và bảo vệ như bất kỳ bộ phận nào khác. Đặc biệt tóc còn có vai trò quan trọng trong việc mang lại tính thẩm mĩ, vẻ đẹp sự tự tin cho mỗi người. Bởi vậy mà người xưa vẫn có câu “cái răng, cái tóc là góc con người” do đó tóc luôn cần phải được chú chăm sóc gọn gàng, sạch sẽ.
Để tóc luôn được bồng bềnh, bóng mượt giúp mỗi người cảm thấy tự tin hơn thì việc bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho tóc hàng ngày là vô cùng cần thiết. Các dinh dưỡng cần có như:
- Vitamin nhóm B: không chỉ có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể vitamin nhóm B giúp cho mái tóc luôn được khỏe mạnh, có tác dụng nuôi dưỡng tế bào mầm tóc phát triển được tốt nhất. Các loại phẩm như rau xanh, thịt, cá,.. có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày.
- Kẽm là một trong những chất cần thiết của cơ thể để kiểm soát và điều chỉnh khả năng tiết dầu, nhờn trên da đầu. Các thực phẩm giàu kẽm phải kể đến như thịt, trứng, sữa, các loại đậu, cua sò, ốc, hến,…
- Sắt vô cùng quan trọng đối với cơ thể trong việc hình thành máu, nếu thiếu máu do thiếu sắt gây ra nhiều bệnh lý trong đó có tình trạng rụng tóc. Chính vì vậy cần bổ sung sắt thông qua các thực phẩm dinh dưỡng hàng ngày.
- Omega – 3: Trong cấu tạo và quá trình hình thành và phát triển của tóc Omega – 3 có vai trò quan trọng cũng như việc giúp tóc được chắc khỏe và hạn chế tình trạng tóc bị gãy rụng, khô xơ.
Bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho tóc
5. Một số điều bạn chưa biết về tóc
Tóc là một bộ phận của cơ thể nhưng liệu bạn đã thực sự hiểu về chúng hay chưa? Dưới đây là một vài bí mật về tóc có thể bạn chưa biết.
- Cắt tóc thường xuyên không giúp tóc dày lên và nhanh dài hơn đây chỉ là cách để loại bỏ các phần tóc yếu, khô xơ.
- Ánh nắng mặt trời có chứa tia UV rất hại cho tóc không chỉ làm thay đổi màu tóc, khiến tóc bị cháy nắng mà còn khiến tóc trở nên khô, xơ và hư tổn.
- Tất cả các sợi tóc trên đầu đều có một quá trình sinh trưởng, phát triển, già đi sau đó là rụng. Thường 1 sợi tóc có thể sống được từ 2 – 6 năm thời gian này tùy thuộc vào cơ địa cũng như cách chăm sóc tóc của mỗi người là khác nhau.
- Hút thuốc lá cũng có thể gây hại cho tóc và biểu hiện đầu tiên chính là rụng tóc.
- Mái tóc chắc khỏe, bồng bềnh cũng là một yếu tố di truyền chứ không hoàn toàn phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan của mỗi người.
- Các sản phẩm chăm sóc tóc từ thảo dược không phải loại nào cũng là an toàn tuyệt đối bởi đối với một số người thảo dược cũng có thể gây ra kích ứng, dị ứng đối với những người không hợp
- Tóc rụng nếu là tóc rụng sinh lý chúng hoàn toàn có thể mọc lại bình thường, nếu là dấu hiệu bệnh lý cũng có thể tóc không mọc lại được nữa.
Một số điều bạn chưa biết về tóc
Nội dung bài viết trên đây đã chia sẻ và cung cấp đến bạn những thông tin cần thiết về cấu trúc sợi tóc cũng như các vấn đề liên quan đến tóc cần biết. Wella hy vọng rằng những thông tin trên trở nên cần thiết và hữu ích với bạn.